Tuesday 27 January 2009

MỘT HIỆN TƯỢNG LẠ VỀ THƠ

Hôm trước được giới thiệu 1 cái blog của 1 người tên Nguyễn Hữu Hiền, đọc bài thơ đầu tiên thấy rất ấn tượng, vào comment đặt câu hỏi thì nhận được trả lời bằng cả một bài thơ. Từ bài này có một người khác (Hoàng Dược Sư) hỏi có phải tác giả Nguyễn Hữu Hiền là Dũng lò vôi không thì được trả lời như bài thơ dưới đây. Đọc bài này thấy ẩn chứa nhiều điều.

Tôi không rành về thơ lắm, nhưng lâu nay chẳng thấy kiểu làm thơ này bao giờ nên xin tác giả đưa bài này lên để hỏi thêm ý kiến mọi người. Tôi thấy đây là hiện tượng lạ cần nghiên cứu, mong các bác cho thêm ý kiến.

NÓI CHO RÕ VỚI ANH HOÀNG DƯỢC SƯ

Giọng trầm đôi lúc vút cao

Thơ bài kín liệm lượt thao trần miền

Của này không phải của Hiền

Bác thông kim cổ thượng thiên lâm phàm

Giống dòng Âu Lạc luận bàn

Như người sứ giả đăng đàn cần chuyên

Nhà Nam Lạc Quốc có biên

Thơ ca mấy lượt hạnh duyên có phần

trong cơ đạo xa gần

Tận nơi sơn dã phong trần phồn hoa

Bình minh rồi cũng chẳng xa

Dương gian trần trượt hát ca đã từng

Tên đề bần sĩ thêm mừng

ngày chuyển thể ngập ngừng bước sang

Uy quyền sao thấy đa mang

Dũng mãnh đôi đàng vấn nạn còn đang

Đại đàn thiết lập trấn an

Tài lộc vô trước tài quan đi kèm

Dựng tuồng trấn quốc cũ mèm

Nên hư nông nỗi lắm gièm nhiều pha

Đại họa ngỡ tưởng rời xa

Nam kinh có dịp phất ba bốn lần

Văn chương ta vụn gieo vần

Hiến lòng chân thật ai cần ta nghinh

Mấy lời chưa ắt đã tin

Nay mai có dịp xuất chinh chốn này

Đi đầu trâu ngựa thôi cày

Đâu đây nài ngựa hết bày kế sinh

Cũng tài nhưng lại khắc tinh

Thấy y bản chính khi in khác màu

Toàn
dân bàn tán xì xào

Thơ nài phải khác thơ Ngài cố nhiên

Của Ngài từ cõi thiêng liêng

Ngài đang hiện diện chỉnh yên ta bà

Nguồn:Blog Nguyễn Hữu Hiền

Wednesday 21 January 2009

MỘT SỐ TIN VẮN ĐÁNG CHÚ Ý

Về vụ án PCI, Nhật đang gây sức ép rất nặng lên UBND Tp. HCM bằng cách viện dẫn vào một điều khoản trong hợp đồng cấp vốn ODA, nói rằng nếu có dấu hiệu rõ rệt (chưa cần đến bằng chứng) về việc tham nhũng hay cố tình sử dụng tiền vay ưu đãi không đúng yêu cầu thì phía Nhật có quyền yêu cầu phía Việt Nam hoàn trả vốn vay ngay lập tức mà không phải chờ đến hết hạn. Con số được tính toán lên đến hàng tỷ USD mà Nhật nói rằng đang cân nhắc việc yêu cầu VN phải hoàn trả ngay. Việc này đang làm thành phố HCM rối bời, TW cũng chưa biết phải can thiệp thế nào.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hải gần như đã được khẳng định là không bị luận tội gì nghiêm trọng trong Đảng để có thể dẫn đến bị xử lý hình sự. Hội nghị TW 9 vừa rồi không ra được quyết định kỷ luật ông ta về tội thiếu tinh thần trách nhiệm để có thể mở đường cho việc kỷ luật và thuyên chuyển xuống các vị trí thấp hơn hiện nay, cho dù là có một nhóm không nhỏ gây sức ép buộc tội ông ta trong hội nghị. Việc thay vị trí Bí thư thành ủy hiện nay của ông ta cũng đang gặp nhiều khó khăn vì chưa tìm ra chức vụ gì tương xứng với vị thế Ủy viên BCT của ông ta hiện nay. Nhóm chống đối ông ta hiện nay vẫn nói rằng sẽ “chiến đấu” đến cùng để hạ bệ ông ta, trong khi đó ông ta tuyên bố với “đàn em” là những đại gia chuyên kinh tài cho ông ta rằng “yên tâm, vững như bàn thạch” vì ông ta liên quan đến hầu hết nhân vật to nhất.

Một nguồn tin chính xác cho biết rằng trong 7 ngày qua, Ngân hàng Nhà Nước đã cho vào lưu thông 20 nghìn tỉ đồng tiền mặt mới in, cộng với các chính sách giảm lãi suất tiếp theo nữa, sẽ làm tổng cung tiền trong vòng 3 tháng tới tăng lên hơn 100 nghìn tỉ đồng. Chuyên gia cung cấp tin này cho biết với lượng tăng cung tiền lớn như thế này mà trong lúc kinh tế đang suy giảm mạnh sẽ dẫn tới một sự mất giá nặng nề tiền đồng trong vòng 6 tháng tới.

Sunday 11 January 2009

Sự thật về vụ người dân Kiên Lương bị đàn áp

Mấy hôm nay bận quá, tuy nhớ lời hứa về việc đưa thông tin thật chính xác trong vụ người dân Kiên Lương bị đàn áp mà mãi đên hôm nay mới có thời gian rảnh để ngồi viết

Kiên Lương là một huyện vùng ven của Kiên Giang, cách Rạch Giá khỏang 60km, nằm trên đường đi Hà Tiên. Tháng trước, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài có đưa tin người dân Kiên Lương bị đàn áp bởi Chính quyền địa phương vì tranh chấp đất đai… Đây là một thông tin không chính xác vì nó chưa phản ánh đúng thực chất diễn biến của vụ việc. Vậy, sự thật về vụ này là như thế nào?

Theo những nguồn tin đáng tin cậy mà tôi tìm hiểu được thì: Cách nay khỏang 20 năm, có khỏang 200 hộ dân đến khai phá một vùng đất bị nhiễm mặn, sình lầy có diện tích chừng 1.000 ha ở Kiên Lương, biến nó thành vùng có thể trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, tức là một vùng đất sống, nuôi được những con người cư ngụ trên nó. Năm 2007, Chính quyền địa phương đã ra quyết định thu hồi đất của những người nông dân này để làm dự án Quốc phòng, và cũng như tất cả những quyết định thu hồi đất của nhà nước khác, giá đền bù không làm người dân thỏa mãn vì không có bất cứ một kế họach di dời (đảm bảo cuộc sống lâu dài của người dân) nào kèm theo. Tất nhiên, người dân cư ngụ tại nơi đây phản đối, yêu cầu phải có kế họach giải tỏa, di dời phù hợp với nguyện vọng của họ và một cuộc tranh chấp thực sự giữa những người nông dân chân lấm tay bùn và Chính quyền địa phương bắt đầu, càng lúc càng gay cấn…

Vũ khí của người dân -khi bất đồng với chính quyền- lâu nay vẫn là đơn thư khiếu nại và thái độ bất hợp tác. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng cao thì người dân chuyển sang… lì, không chịu di dời, quyết lấy sinh mạng của mình ra để làm vũ khí phản đối. Hôm đó, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng cưỡng chế với gần 70 người thuộc đủ các thành phần, ban, bệ kéo xuống định dùng mọi cách, kể cả bạo lực, buộc những người nông dân đang quyết bám đất, bám vườn phải rời khỏi mảnh đất thân yêu mà họ đã gắn bó mấy chục năm… Nào ngờ, người dân nơi đây lại ra tay trước, lực lượng cưỡng chế chưa kịp thi hành lệnh thì đã bị dân… cưỡng chế, bắt nghe đọc nguyện vọng của họ! Phản ứng của Chính quyền sau đó là khởi tố vụ án, nhưng dường như cho đến nay vẫn chưa có bị can nào bị khởi tố vì những người có liên quan đến vụ việc quá nhiều!

Lực lượng cưỡng chế dân di dời không đủ sức thi hành lệnh? Không phải, vì họ có trang bị đầy đủ những phương tiện để khi cần có thể tiến hành trấn áp, vấn đề là những người thục thi mệnh lệnh đã không đủ kiên quyết và nhẫn tâm để hành động. Trong số các nông dân hiền lành, suốt đời chăm chỉ kia có thể có cha, ông, chú, bác, bà con… của những người đang lăm le thi hành lệnh cưỡng chế. Và, trên hết là ngay trong hàng ngũ của những người thuộc lực lượng cưỡng chế cũng có người tự cảm thấy rằng họ đang làm những việc chưa thật đúng đối với những người nông dân khi xô những nông dân ấy ra đường mà không biết ngày mai cuộc sống sẽ ra sao.

Còn nữa, những lý do khiến sự việc đã diễn biến theo cái cách bất ngờ như trên đã nêu…

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH HỘI NGHỊ TW 9

Tới hôm nay hội nghị đã diễn ra được 7 ngày, đang bước vào ngày thứ 8. Sẽ không có sự thay đổi vị trí TBT và Chủ Tịch nước. Trong khi đó vị tri Thủ Tướng vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích mạnh mẽ trong hội nghị nhưng vẫn không chắc là các đối thủ của ông ấy đủ sức tiến hành một sự thay đổi giữa dòng. Trước khi diễn ra hội nghị, tình hình rất căng thẳng giữa các phe phái, tạo ra các khả năng sau:

- Ông Nguyễn Minh Triết phải về hưu, ông Trương Tấn Sang sẽ thay vào vị trí đó. Ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng giữ nguyên.

- Ông Mạnh rút để ủng hộ và nhường chỗ cho ông Sang và ép ông Triết cùng rút để ông Sang kiêm chủ tịch nước. Khả năng này cách đây 1 tháng có vẻ sáng nhưng tới gần hội nghị thì thì mờ đi do cánh ông Dũng phản đối kịch liệt

- Ông Sang làm Thủ tướng, ông Dũng thay ông Triết làm Chủ tịch nước, ông Phạm Quang Nghị thay ông Mạnh làm TBT. Cả ông Triết lẫn ông Mạnh đều về.

- Bộ Chính trị sẽ được bổ sung thêm 3 người là ông Tô Huy Rứa, Nguyễn Thiện Nhân và bà Hà Thị Khiết. Khả năng loại ông Lê Thanh Hải khỏi BCT vì liên quan đến vụ PCI vẫn chưa chắc chắn. Ngoài ông Hải đang nằm trong danh sách đen thì ông Trương Vĩnh Trọng cũng có khả năng tự rút khỏi. Trong trường hợp không thỏa hiệp được thì BCT sẽ nâng biên chế lên 17. Bà Huỳnh Thị Nhân cũng có khả năng được bổ sung vào BCT để thay Lê Thanh Hải nhưng hiện nay sự ủng hộ cho bà ấy khá thấp. Khả năng ông Lê Hồng Anh được điều về làm Bí thư thành phố HCM cũng được tính đến.


Hiện nay đang xuất hiện thêm 1 ứng viên là bà Tòng Thị Phóng có thể cũng được đưa vào BCT thay vì bà Khiết. Còn ông Nông Đức Mạnh đang tìm cách mặc cả để đưa con trai của mình (Nông Quốc Tuấn) vào ủy viên TW để sau đó có thể nắm được 1 ghế Bí thư của một tỉnh nào đó vùng Tây Bắc. Nông Quốc Tuấn hiện nay đang giữ chức phó Chủ nhiệm UB Dân tộc Miền núi (tương đương thứ thưởng), ông Mạnh cũng đã từng giữ chức vụ này trước khi về làm Chủ tịch Quốc hội. Ông Tuấn là người đã từng nghiện ma túy và nghe nói đã cai nghiện thành công. Nếu thành công thì con đường của ông Tuấn giống hệt các bước đi của cha mình trước đây.

Uy tín của ông Triết đang lên cao trong kỳ hội nghị này.

Hội nghị TW này rất gay cấn vì kết quả không thể đoán trước được. Thông thường các cuộc họp chỉ diễn ra mang tính thủ tục, mọi vấn đề chính đã được quyết định trước đó hết. Nhưng lần này thì các khả năng đều để mở và sẽ chỉ quyết định trong tgian hội nghị thông qua các lá phiếu của các ủy viên TW.

Thursday 1 January 2009

NHÀ THỜ HỌ CỦA THỦ TƯỚNG VÀ TRƯỞNG PHÒNG CSGT KIÊN GIANG




Vừa đến làm việc tại Phú Quốc hồi giữa tuần, nhớ một người bạn cũ làm cho Công an tỉnh Kiên Giang nên điện thoại nói chuyện. Câu chuyện của anh ấy làm tôi quyết định phải gác công việc ở Phú Quốc lại, bắt một chuyến tàu đi hơn 2 giờ trên biển để đến thị xã Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Những gì tôi nghe thấy không phí công sức của mình.

Người bạn này dẫn tôi đến một khuôn viên rất lớn, đến cả ngàn m2, nằm trên con đường lớn nhất thị xã - đường Nguyễn Trung Trực. Dù đã cố gắng tưởng tượng sự hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính là nhà thờ họ của đương kim Thủ Tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn có thể thấy được “chiều sâu” bên trong khuôn viên. Cả khuôn viên bao gồm 1 căn biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ. Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món hàng ấy mang về đây.

Việc thi công và vận chuyển cho công trình này hoàn toàn thuận lợi không gặp trở ngại gì, chỉ trừ một chuyện nhỏ duy nhất. Đó là cặp hạc to, cao tới hơn 3 mét được chở suốt từ Bắc vào Nam, tới Cần Thơ cũng chẳng gặp trở ngại gì dù nó vi phạm luật giao thông. Đi đến đâu mà gặp cảnh sát giao thông thì chỉ cần nói là hàng chở cho anh Nghị, ai mà không biết nữa thì chỉ cần gọi 1 cú điện thoại thì tiếp tục lên đường mà cảnh sát còn phải cảm ơn và xin lỗi trối chết. Ấy vậy mà về tới ngay địa phận tỉnh Kiên Giang, cảnh sát giao thông thấy xe chở hàng cồng kềnh không đảm bảo an toàn giao thông nên bắt dừng lại để xử phạt. Lái xe thay vì xuống năn nỉ và hối lộ như bao nhiêu người khác thì lên giọng: “đây là việc của anh Nghị, các anh mà làm trễ nải thì phải chịu trách nhiệm đó”. Các CSGT thấy lạ điện thoại về hỏi ý kiến cấp trên xem có chỉ thị gì đặc biệt không, báo cáo lên mấy cấp, cuối cùng lên đến Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang. Ông này bảo “Nghị gì cũng giam xe lại xử đúng theo qui định”. Thế là cặp hạc phải vào khám mà ngày khánh thành nhà thờ họ của Thủ Tướng chỉ còn vài bữa.

Mọi việc diễn ra bên trong thế nào thì không biết, chỉ biết rằng đúng 48 giờ sau khi ra lệnh giam xe của anh Nghị, ông Trịnh Xuân Hồng, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang phải đi nhận ngay nhiệm vụ mới là Trưởng Công an huyện Gia Thành, một huyện vùng xâu vùng xa trên núi hẻo lánh gần biên giới Cam Pu Chia. Cặp hạc thì được điệu nhanh chóng đến để kịp sáng hôm sau Thủ tướng về khánh thành nhà thờ họ. Dân trong ngành Công an tỉnh Kiên Giang nói rằng chưa bao giờ có một quyết định về nhân sự cấp cao của tỉnh mà diễn ra chớp nhoáng đến như vậy. Cái giá cho ông Hồng phải trả vì cái tội không biết “anh” Nghị là hoàng tử, cậu ấm và là người nối dõi của Thủ Tướng như thế là còn nhẹ, còn giữ được cấp bậc tương đương là may mắn lắm rồi. Tôi muốn nhờ người bạn bố trí ghé thăm ông ấy nhưng tiếc là ông ấy đang đi công tác. Nhưng theo người bạn này, một bộ phận lớn các Đảng viên quan chức đang rất bất mãn chế độ này rồi. Đề tài này hẹn các bạn một bài viết lần sau. Giờ tôi kể tiếp chuyện tâm linh của Thủ tướng.

Cái nhà thờ họ này cũng xuất phát từ lời phán của các ông thầy cúng. Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 8 năm 2006, lúc mới vừa lên chức Thủ tướng được hơn 2 tháng thì một điềm xấu xuất hiện, đó là hòn Phụ Tử tại Kiên Giang, đất phát tích của anh 3 Dũng, bị gãy mất hòn cha rơi sâu xuống biển. Nhiều giải pháp khoa học được đưa ra nhưng không có cách nào phục hồi lại được. Cả gia đình Thủ tướng lo sợ, mời các thầy về xem khắc chế điềm này thế nào. Cuối cùng thì kết luận là phải xây một nhà thờ tự thật lớn tại Rạch Giá, nơi anh 3 đã đi lên từ y tá, huyện đội trưởng mà thành Thủ Tướng như hôm nay. Cái nhà thờ này phải làm thật to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông tại đất Rạch Giá này - nơi đã diễn ra trận đánh lớn nhất của nghĩa quân với giặc Pháp.

Chẳng biết giải pháp tâm linh này sẽ củng cố cho Thủ tướng bền vững đến thế nào, nhưng câu chuyện mà tôi trao đổi với một chú lái xe ôm ở Rạch Giá cho thấy rằng anh 3 chẳng còn chút nào giá trị trong lòng dân nữa rồi. Ngồi đằng sau xe tôi hỏi:

- Chú lái xe ôm lâu chưa?

- Cũng 5 năm rồi, từ lúc tôi mới về hưu

- Kiếm sống được không chú?

- Bữa có bữa không, có ngày còn lỗ tiền xăng, nhưng nói chung là không đói.

- Trước đây chú làm gì? Không có lương hưu sao mà phải còn đi làm?

- Tui ngày xưa đi bộ đội, tui ở cùng chỗ với Thủ tướng của mình bây giờ đó nhen. Nhưng ổng lên nhanh quá, đúng là người ta có số. Nói là về hưu chứ đâu phải là tới tuổi hưu. Tui cũng bằng tuổi ổng. Sau khi ra khỏi bộ đội tui về làm ruộng, rồi đi làm bảo vệ năm ba nơi, rồi bị giảm biên chế, rồi lại làm ruộng. Nhưng rồi cuối cùng chỗ ruộng tui bị giải tỏa, đền được mấy cây, mua được cái xe này và mấy cái đồ dùng khác. Giờ thì chỉ còn biết lái xe kiếm sống thôi.

- style="font-family: 'Times New Roman'; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 7pt; line-height: normal; font-size-adjust: none; font-stretch: normal; -x-system-font: none;"> Chú có biết cái nhà thờ họ, nghe nói xây rất lớn, của Thủ tướng ở đây không?

- Cái đó dân ở đây ai mà không biết, nó năm trên đường Nguyễn Trung Trực, có tới đó không, tui chở đi.

- Chở cháu đến đền ông Nguyễn trước. Nhưng 2 năm qua cuộc sống của chú có thấy đỡ hơn không?

- Đỡ gì mà đỡ, nói thiệt là lúc ông Dũng mới lên, tui hy vọng lắm vì thấy ai cũng bảo ông ấy đổi mới lắm, lo cho dân hơn. Nhưng cái tui thấy rõ là cuộc sống tui ngày càng khó, tiền kiếm chẳng hơn mà còn ít đi, giá thì lên ào ào chóng mặt. Mấy năm trước thỉnh thoảng còn được ăn gà ăn thịt, giờ thì chẳng dám nghĩ tới. Dân nghèo tụi tui nói giỡn với nhau rằng Thủ tướng hứa đưa đất nước đi lên thì nó lên thiệt đó, giá cả lên vèo vèo đó không thấy sao?

- Nhưng mà chú có thấy cũng có nhiều người có cuộc sống đi lên chứ?

- Cái đó chỉ có quan chức thôi chú ơi, họ giàu lắm, ngày càng giàu, chẳng biết của để đâu cho hết. Một người làm quan cả họ được nhờ mà chú. Tui nghe đâu là Tư Thắng, em ruột của ông Dũng giờ giàu lắm, giàu nhất nhì ở Cần Thơ đó. Ngày xưa Tư Thắng ở đây toàn suốt ngày vô bia ôm, có khi ra khỏi quán xỉn dữ lắm, đón xe tôi chở về.

- Chú cùng tuổi với Thủ tướng, chú tuổi con trâu hả?

- Đúng vậy, năm nay sáu mươi rồi, năm sau bước qua năm tuổi. Còn ông Dũng nghe đâu tuổi thật là con cọp, khai nhỏ hơn 1 tuổi. Hồi ổng còn ở bộ đội, ổng là cấp trên nhưng tui thấy ổng chẳng có gì đặc biệt lắm, nhưng sau đó lên nhanh lạ lùng.

- Nhưng ông ấy phải giỏi cái gì lắm thì mới như thế được chứ chú?

- Giỏi gì chú ơi, ông ấy cũng dân mắm muối như tui thôi, nói thiệt lúc tui học xong tú tài thì ông còn chưa học xong cấp 1. Chẳng qua ba ổng là cận vệ của ông Kiệt, bảo vệ ông Kiệt thoát chết nhiều lần, sau này hy sinh nên ông Kiệt hứa lo cho con trai của người đã chết. Vậy nên ông Dũng mới lên được như vậy. Chứ giỏi thiệt cũng đâu có chắc lên được đâu chú ơi, nước mình ngàn đời nay vẫn vậy.

- Sao chú bi quan vậy? Cháu thấy cũng có cái tốt đấy chứ

- Chú ở xa tới hổng biết đâu, dân bị bóc lột, đàn áp ghê lắm. Lúc ông Dũng mới lên dân nghèo tụi tui nói nhau rằng chắc ổng sẽ lo cho dân nơi này vì ổng lớn lên từ nơi này, không để dân bị oan ức. Nhưng oan ức ngày càng tăng lên

- Chú có nghe cái vụ dân Kiên Lương bị đàn áp ở đây không?

- Có chứ, cái đó ở đây ai cũng biết.

- Xong chỗ đền ông Nguyễn, chú chở cháu đến đó nhé.

-

Lần sau: sự thật về việc chính quyền đàn áp người dân ở Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Ảnh: hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng.