Saturday 16 May 2009

BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN: HUYỆT MỘ TRIỀU ĐẠI CỘNG SẢN TỰ ĐÀO CHÔN MÌNH

Tôi vừa đi một vòng các nơi, lên Tây Bắc, về Tây Nguyên, từ đây theo đường biên giới đến Campuchia, qua tận Thái Lan rồi đáp máy bay trở lại Việt Nam. Nơi đâu cũng nghe đầy nỗi bức xúc về sự kiện bô-xít Tây nguyên của người Việt trong lẫn ngoài nước. Ở một vùng sâu vùng xa, khi nói chuyện với một người dân tộc Nùng, tôi gợi ý về cái tên bô-xít Tây Nguyên thì người ấy không biết. Nhưng khi nói đến cái vụ mà Tướng Giáp đã phản đối thì ông ấy nhanh mồm “à, thì ra cái vụ mà cái bụng Đại Tướng mình không ưng nhưng cụ Nông vẫn quyết làm theo Tàu”. Có nhiều người biết rất rõ sự việc, cũng không ít người chỉ biết loáng thoáng nhưng kỳ lạ là bất chấp mức độ hiểu biết đa số đều phản đối, bức xúc bằng những lời như “mấy ổng chừ cái chi cũng bán”, “hậu quả thì thế hệ sau lãnh chứ các vị và con cháu các vị có làm sao đâu”, “đó có khác gì là bán nước”, “lịch sử sẽ ô danh mấy tay chóp bu hiện giờ đến muôn đời”, “khi già muốn hồi hương về nước chắc cũng chẳng còn miếng đất mà chôn”, “giới trí thức lên tiếng đang bị chụp mũ và sỉ nhục”, Còn nhiều chuyện mà hôm nay không có thời gian để kể, nhưng chung quy tôi cho rằng Đảng đã đi một nước cờ sai lầm nhất: tự đào mồ chôn mình như cách nói của một người uyên bác mà tôi có dịp trao đổi.

Sự kiện bô xít Tây Nguyên giờ đây không chỉ làm phân rã lòng dân ở mọi thành phần mà còn gây chia rẽ sâu sắc giới chóp bu cầm quyền và đang tạo dần nên một thế trận quyền lực mới trong BCT. Ông Mạnh và ông Dũng đã từng đối đầu nhau quyết liệt thì giờ đây nhờ vụ này mà đang sít lại gần nhau, cùng với Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đang dần hình thành nên một phe cánh thân Trung Quốc để ủng hộ các chính sách về bô-xít Tây Nguyên có lợi nhất cho Trung Quốc. Trong khi đó, ông Sang đang từ chỗ cùng hành động với ông Mạnh thì nay lại cùng với ông Triết xoay chuyển quyết sách về vấn đề này sao cho ít bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc nhất. Ông Sang và ông Triết dù vẫn phải đồng tình với chủ trương cho khai thác vì nó đã được Đại hội X ra nghị quyết nhưng đã một mực phản đối quyết liệt những gì ông Mạnh và ông Dũng dành cho Trung Quốc. Cuộc đấu này đã diễn ra rất căng thẳng trong tháng 3 và tháng 4 vừa rồi. Trong BCT chỉ có 3 người tỏ rõ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người còn lại thì không bày tỏ quan điểm rõ ràng. Đây là tình trạng hiếm thấy đối với sinh hoạt của BCT: thông thường các vấn đề được đưa ra xem xét ở BCT thường được quyết định bỏ phiếu theo phe nhóm: người ta sẽ bỏ phiếu cho những giải pháp nào thuộc phe nhóm của mình vào lúc ấy chứ không xem xét đến những yếu tố khác của giải pháp. Nhưng lần này, đối với vấn đề bô xít Tây Nguyên thì đã không diễn ra như vậy. Dù chiếm thiểu số lúc ban đầu nhưng cuối cùng những người phản đối việc tạo lợi thế cho TQ đã thành công. Cuối tháng 4, BCT do ông Sang thay mặt đã ký một thông báo về vấn đề này trong đó loại trừ việc cho phép lực lượng lao động khổng lồ của TQ trong các dự án khai thác đồng thời với việc cho phép nước ngoài sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp được khai thác ở Tây Nguyên.

Bản thông báo này cũng đề cập đến một số vấn đề khác giúp giải tỏa phần nào sức căng của dư luận, của các nhà trí thức và các vị tiền bối. Trên thực tế, ông Triết và ông Sang đã kín đáo hậu thuẫn cho các tầng lớp trong xã hội lên tiếng phản đối gay gắt vấn đề để tạo một áp lực lớn lên những người chưa bày tỏ ý kiến trong BCT. Không phải tự nhiên mà Tuổi Trẻ dám đưa một phóng sự về lao động phổ thông TQ trên các công trường Việt Nam, việc dừng loạt bài sau đó là một bước lùi chiến thuật để bảo toàn lực lượng. Tương tự như vậy, mọi người có thể thấy hàng loạt các bài về bô xít Tây Nguyên được đăng lên rồi bị gỡ xuống trên các báo điện tử. Người đọc khá bức xúc về điều này nhưng cách làm này đã đạt được hiệu quả trong tình thế vừa qua khi mà cả Chính phủ (Bộ TTTT) và Đảng (Ban Tuyên giáo TW) đứng về phe ủng hộ TQ, thông tin đã đến được công chúng và nhanh chóng loang tỏa đến hầu hết các phương tiện khác trên mạng mà các lãnh đạo các tờ báo vẫn có thể “nghiêm chỉnh chấp hành” mệnh lệnh đục bỏ của Đảng và Chính phủ. Còn nhớ, giữa tháng 2 vừa rồi, cách đưa các bài kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979 chống TQ cũng phải làm theo cách như vậy. Người của TQ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo từ trung đến cao cấp, đến cả chóp bu của Việt Nam hiện nay, không ai có thể nói là bao nhiêu, nhưng hầu hết đều cảm nhận được là rất đông và sức ảnh hưởng rất lớn. Hãy xem cái cách mà Bộ Công thương phản ứng sau khi có kết luận của BCT về bô-xít Tây Nguyên thì rõ. Thứ trưởng Lê Dương Quang xuất hiện ngay trước báo chí chỉ khoảng 1 tuần sau khi BCT ra kết luận. Phát biểu của ông ta có ý qui chụp đối với ý kiến của các nhà khoa học, ngụ ý rằng đó là những lời lẽ của các thế lực thù địch. Thái độ hằn học này thể hiện sự bực tức của TQ vì đã chưa đạt được trọn vẹn ý đồ của mình trên vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam. Sự việc đang nóng hổi mới đây – cũng chính Bộ Công thương lập ra trang web với tên miền của Chính phủ Việt Nam để cho TQ tha hồ thể hiện quan điểm của TQ về chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa bằng những tên gọi và giọng điệu hoàn toàn của TQ – cho thấy TQ đã thọc sâu vào bộ máy và nhân sự của chính quyền nước ta như thế nào. Bộ Thông Tin Truyền Thông cũng cho thấy nhiều biểu hiện phục vụ đắc lực cho TQ, nhưng chúng ta sẽ nhắc đến vấn đề này vào một dịp khác, với nhiều cơ quan của Đảng và Chính phủ khác nữa.

Trở lại cuộc đấu giữa ông Triết và ông Sang với ông Mạnh và ông Dũng về vấn đề bô-xít Tây Nguyên. Ngoài việc khôn ngoan sử dụng áp lực của các tầng lớp trong xã hội, ông Triết đã thành công trong việc chống “Trung Quốc hóa” nhờ có sự hậu thuẫn của các lực lượng quân đội. Ông Triết đã được anh cả Văn (tên thân mật của Tướng Giáp) ủng hộ và nhờ đó đã mau chóng kết chặt được với những vị trí quan trọng trong quân đội, từ trung ương đến các quân khu địa phương. Nhờ vậy ông Triết đã có thể thể hiện và thực hiện những quyết định quan trọng của mình khá độc lập. Nhiều người biết rằng sự liên kết giữa ông Triết và ông Dũng thời gian qua mang tính tình thế, nếu ông Triết không có cách tách khỏi (hay dựa vào) sự liên kết này thì sẽ nhanh chóng đánh mất uy tín của mình trước đa số, không chỉ trong dân chúng mà cả trong các lực lượng của nhà nước. Nhưng điều quan trọng là chính vụ bô xít Tây Nguyên đã đưa ông Triết đến một thời cơ để tạo ra lực lượng và sự ủng hộ cho mình. Người ta đang bàn đến một khả năng ông Triết và ông Sang sẽ “tái hợp” để hình thành nên một thế lực mạnh, tạo ra một thế trận mới về quyền lực trong BCT sau khi hai ông “đoàn kết” để chống “Trung Quốc hóa” vụ bô-xít Tây Nguyên. Nếu điều này xảy ra thì chắc chắn sẽ là một cột mốc đặc biệt đánh dấu sự xoay chuyển và chia rẽ đường lối trong Đảng.

Về phần ông Mạnh và ông Dũng, với lực lượng ủng hộ hùng hậu lúc ban đầu có lẽ hai ông đều bất ngờ trước kết quả cuối cùng diễn ra bất lợi đối với mình. Lo sợ trước làn sóng phản đối ngầm và cả phản đối ra mặt trong quân đội, cả hai ông đã tổ chức đến thăm Tướng Giáp nhân dịp chiến thắng Điện Biên Phủ để hy vọng gỡ lại phần nào sự khinh xuất và xem thường ảnh hưởng của vị Tướng già, anh cả của quân đội. Ông Dũng sau khi đã phớt lờ bức thư của Tướng Giáp về bô-xít Tây Nguyên thì giờ phải xuất hiện trước truyền hình hứa hẹn sẽ tiếp thu kỹ các ý kiến của cụ. Còn ông Mạnh thì đã phải dằn lòng xuống để đi thăm Tướng Giáp dù ông ta chẳng thích thú gì. Ông ta đã rất khó chịu nói với các trợ lý của mình khi xem một phóng sự cũng phát vào dịp đó trên VTV ca ngợi “hơi quá” cá nhân và uy tín của cụ Giáp. Trong chuyến đi vừa rồi, tôi có nói chuyện với một vị tướng ở Quân khu 5, ông này bình luận về 2 chuyến thăm của ông Dũng và ông Mạnh đến nhà Tướng Giáp vừa rồi bằng 2 chữ: “lố bịch”. Tình thế này cũng đặt ông Mạnh và ông Dũng vào thế bất lợi khi làm việc với Nhật.

Việc tập trung vào mục tiêu rất ngắn hạn để chứng mình lời khẳng định kinh tế sẽ phục hồi vào tháng 5 của ông Dũng đã tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ làm gia tăng thâm hụt dẫn đến cạn kiệt ngân khố, trong khi đó những khoản tiền phải trả để mua vũ khí sắp đến hạn cũng chẳng hề nhỏ. Ngân sách đã và đang rất cần những khoản tiền khổng lồ. Số tiền mà TQ hứa sẽ ứng trước cho việc khai thác bô-xít đã không xảy ra vì những đòi hỏi của TQ đã chưa đạt được đầy đủ. Con số này đến hiện nay vẫn còn rất bí mật, nhưng tờ Wall Street vừa đưa ra con số rằng Việt Nam nói cần hơn 15 tỷ đô để đầu tư cho việc khai thác và mong muốn được nhận trước gần hết số tiến này. Chắc chắn rằng TQ sẽ chưa chịu
chấp nhận kết quả hiện giờ và sẽ tiếp tục ra đòn. Nhưng trước mắt chính quyền đang đứng trước một tình thế ngặt nghèo về tài chính. Chuyến đi Nhật của ông Mạnh cuối tháng 4 chỉ mới thực hiện được những cam kết mang tính nguyên tắc, phải chờ cụ thể hóa sau chuyến đi Nhật sắp tới của ông Dũng. Nhật hiện nay đã nắm trong tay đặc quyền đối với nền kinh tế VN nhờ hiệp định tư do song phương ký hồi đầu năm nhưng tới hiện nay vẫn chưa hề xúc tiến đẩy mạnh đầu tư. Vốn ODA đã được nối lại cho các dự án cũ đang chạy, còn những dự án mới dù đã cam kết nhưng họ vẫn đang kéo dài lấy lý do đảm bảo các thủ tục chống tham nhũng mà Quốc hội Nhật yêu cầu phải đảm bảo. Chưa thể đoán được Nhật sẽ ra đòn thế nào trong cuộc cờ này sắp tới.

Cho dù kết quả thế nào thì cũng chẳng thay đổi được hình ảnh của đất nước. Chúng ta có thể hình dung hình ảnh của đất nước mình trước Nhật, trước Trung Quốc giờ đây chẳng khác gì Lào trước Việt Nam. Liên tục trong vòng chỉ vài tháng, hết người đứng đầu Đảng, nhà nước, Chính phủ Lào thì đến đoàn quân sự, đoàn kinh tế của Lào vào VN. Chúng ta cũng nghe những tuyên bố VN ca ngợi tình đoàn kết với Lào, ca ngợi các vị lãnh đạo của Lào nhưng chắc có lẽ cái tốt nhất mà Lào nhận được trong lòng dân chúng VN là sự thương hại. Nói như thế thật đáng buồn nhưng đó là sự thật và phải nhìn vào sự thật thì mới hy vọng có thể tìm được điều gì đó làm cho nó tốt hơn. Lòng dân đang sắp sôi lên. Cho dù đã có những điều chỉnh nhưng không vì thế mà bô-xít Tây Nguyên có thể lắng dịu. Tôi nói chuyện với nhiều người thì họ nghĩ rằng kết luận của BCT chẳng qua là “nghi binh” hoặc giả vờ để dân chúng bớt bức xúc. Ngay cả khi tôi cố tình giải thích sự điều chỉnh như vậy là tốt hơn rất nhiều và nhiều vị lãnh đạo đã phải rất vất vả để đạt được điều đó thì những người nói chuyện với tôi vẫn tỏ thái độ hoài nghi, cho rằng trước sau gì TQ cũng đạt được mục đích thôi. Càng nói họ càng phẫn nộ. Thái độ đó dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều tầng lớp khác nhau, kể cả giới bình dân ít hiểu biết sâu sắc. Một giáo sư nói với tôi rằng điều ấy thể hiện thái độ bài TQ của người Việt, nhưng cũng có vị nói rằng nó thể hiện sự mất niềm tin vào chính quyền. Cho dù thế nào thì cả 2 điều này đều sẽ dẫn đến sự phân rã sâu sắc trong xã hội và tinh thần chống đối gia tăng trong dân chúng. Chúng sẽ khoét sâu những mâu thuẫn trong xã hội đến một ngày sẽ trở thành một cái huyệt mộ khổng lồ, với tác động cộng hưởng của những yếu tố và tác động khác, sẽ dẫn đến những biến động khó lường trước được – giống như Liên Xô và các nước Đông Âu, CS bị chôn vùi trong một đêm. Những người như anh 6 Phong và anh 4 Sang nếu tiếp tục giữ quan điểm trong vấn đề bô-xít Tây Nguyên này thì tất yếu sẽ dẫn đến việc phải dựa vào dân, vào lòng dân chứ không còn có thể dựa vào Đảng được nữa.

Bài hôm nay dài quá rồi, hẹn các bạn sẽ đề cập đến những chi tiết và khía cạnh đã được đề cập chưa rõ trong những bài tiếp theo.

39 comments:

  1. Change We need16 May 2009 at 20:38

    Shinra, đừng tiểu nhược như vậy. Đúng là bây giờ không ít kẻ vì đồng tiền mà bán rẻ mọi thứ có được (như em và những kẻ tham nhũng bán nước)nhưng đừng lấy bụng mình để suy ra cho cả một dân tộc. Đừng đem cái tinh thần trâu ngựa của mình để gán ghép hỗn xược cho người Việt, coi chừng có ngày thành trâu thành ngựa thật đấy. Vừa nói xong câu này thì cũng thấy blog của em giật tít trên blast: "Các giáo sư tiến sĩ hàng đầu VN đang bị các thế lực thù địch dụ dỗ vào con đường chống Đảng, chống Nhà Nước như thế này đây" để chỉ trích thư ngỏ của giới trí thức về vấn đề bô-xít Tây Nguyên. Vậy thì em đã thành trâu ngựa cho Đảng rồi.

    ReplyDelete
  2. Bauxite là miếng bánh nuốt bị mắc nghẹn của triều đại Cộng sản, các tầng lớp xã hội đã bất mãn cao độ, chỉ cần một ngọn gió thổi bùng.

    ReplyDelete
  3. Hay quá, cảm ơn bác!!

    ReplyDelete
  4. Bác Change, tình hình tài chính căng như vậy? Tại sao VN vẫn chưa lên tiếng xin vay IMF? Sợ IMF bốc cho vài thang thuốc uống không nổi?
    Xem ra mọi thứ như một quả bom hẹn giờ nhỉ...Việt Nam sẽ thay đổi, chỉ hy vọng là cái giá phải trả không quá đắt.

    ReplyDelete
  5. Những thông tin này của anh Change rất giá trị cho mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới trí thức. Tôi đồ rằng không phải ngẫu nhiên mà hôm trước ông Thứ trưởng Bộ CT trả lời báo chí qui chụp trắng trợn ý kiến của các đại biểu quốc hội, nhà khoa học, trí thức Việt Nam về vụ bô-xít, rồi nay lại có vụ án website của Bộ CT nhưng do phía TQ tự tung tự tác nội dung như chỗ không người. Sao lại cùng 1 chỗ Bộ CT thế này? Có phải TQ đã quá giỏi để thâm nhập và khống chế đến tận gốc rễ như vậy không? Hay do phía VN đã quá nhu nhược để TQ muốn làm gì thì làm. Người dân sắp đến lúc được “vận động” rồi.

    ReplyDelete
  6. Hic cầu trời là bài viết của bác đúng. Em sợ sự thỏa hiệp lắm, đã bao lần như thế rồi. Kinh tế đang khó khăn, có phải đây là quả bom sẽ nổ trong năm nay không hả bác?? 20.5 họp quốc hội rồi không biết cuộc vận động hành lang đang diễn ra thế nào?? Chỉ hy vọng có những đại biểu quốc hội là đại diện của nhân dân! Đợi chờ tin tiếp của bác!

    ReplyDelete
  7. Những thông tin ở đây giúp tôi lý giải được điều thắc mắc khi nghe (cách) Gs Huệ Chi trả lời các đài RFI , RFA, khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Gs với báo Yomiuri.

    ReplyDelete
  8. Yên tâm. Sẽ không một ai thoát, dù tẩu tán giỏi đến đâu.

    ReplyDelete
  9. Hay quá! Bác nhân chuyện Boxyt đề cậpđấn nhiều vấn đề rất thời sự..ngay như chuyện Lào thì hầu như lúc nào ta thấy Đất nước họ đáng thương.
    CÁc nhà trí thức đang rất dũng cảm..hiện nay để cập nhật tin tức cháu và các bạn truyền nhau, hướng dẫn mọi người sử dụng blog (osin chẳng hạn, web để tìm hiểu tình hình chứ báo chí chẳng tin được tờ nào

    ReplyDelete
  10. Hay doi day! Ngay tuan toi "Bo Vo" toi se cho cac ba biet the nao la toi phan dong. Ong bao da co TQ chong lung, nen tuan toi se cho bat nhom tri thuc vi da xuc pham ong trong thu go so 3, sau do thi se xu ly den cac thanh phan bat hao khac nhu Change...
    6) Chưa hết! Mới vừa cách nay chưa đến một tuần, cộng đồng dân mạng Internet còn phát hiện một vụ việc kinh thiên động địa: Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương, đã ký kết xây dựng một trang mạng chung với truyền thông Trung Quốc có cả phần tiếng Việt và tiếng Hoa với danh nghĩa là để đưa tin về việc hợp tác kinh tế Việt-Trung. Đứng ra khai trương trang mạng này có cả ba vị đứng đầu Đảng và Nhà nước hai nước, Hồ Cẩm Đào, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết. Chỉ sau ít lâu thì nhiều bài được phát trên trang tiếng Việt mang tên miền Việt Nam lại đưa những tin xuyên tạc rất thậm tệ đối với Việt Nam mà không có cách gì xóa nổi, giản đơn là vì máy chủ do phía Trung Quốc nắm giữ. Điều đó lý giải sự xấc xược của viên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang lên diễn đàn xỉ vả giới trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người đã ký tên vào bản Kiến nghị yêu cầu dừng chủ trương bauxite, là “kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, […] thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng”.
    7) Cũng gây bất bình không kém là thái độ của hai đại biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) và Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội). Rất gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi nghe Đại tướng nhắc lại yêu cầu trong thư về chủ trương làm bauxite ở Tây Nguyên, đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”. Vậy nhưng ngày hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã quên ngay lời hứa với Đại tướng hôm trước và dõng dạc tuyên bố: “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì đã làm cho cử tri theo dõi tình hình đất nước trên mạng hết sức bất mãn và phiền lòng vì những lời lẽ khó hiểu và không hợp với cương vị của mình: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”, “[...] Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
    Thưa quý vị đại biểu Quốc hội,
    Chúng tôi thành thực xin lỗi quý vị vì đã tóm tắt không thật ngắn gọn một tình hình quá dài, sự nguy cấp có thể dẫn dân tộc ta tới một cuộc đời nô lệ trong chế độ thuộc địa kiểu nửa cũ nửa mới dưới ách của những người "đồng chí" không trung thực, làm rùng mình bất kỳ ai đang theo dõi cái "lưỡi bò" liếm sạch vùng biển Đông cho tới sát Indonesia, đang theo dõi những cuộc khiêu khích phiêu lưu trên biển Đông kích thích chính quyền Hoa Kỳ phải điều động hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình tới vùng này…
    Chúng tôi kêu gọi quý vị đại biểu tại kỳ họp này hãy đưa vấn đề bauxite Tây Nguyên đặt lên bàn nghị sự và đi tới một nghị quyết có tính toán toàn diện đến việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên; cụ thể là:
    a) Yêu cầu Chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin hiện đang có với mọi đối tác: Australia, Nga, Trung Quốc, v.v. tại đây cũng như mọi nơi khác trên lãnh thổ chúng ta. Hãy để cho thế hệ sau, 25 - 30 năm nữa, với trình độ kỹ thuật cao hơn, trở lại xem xét khả năng khai thác bauxite, sản xuất alumin;
    b) Thành lập một Ủy ban nghiên cứu đường hướng phát triển kinh tế cho Tây Nguyên với sự hợp tác của nhiều lãnh vực chuyên môn và giữa các nhà trí thức trong và ngoài nước.
    Chúng tôi kêu gọi quý vị yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương phải ra điều trần, đồng thời ra một nghị quyết cách chức vị Bộ trưởng không xứng đáng của Bộ này. Đó là phép nước và cũng là để thực hiện đúng luật truyền thông của Việt Nam.
    Quý vị là đại biểu Quốc Hội, tức là thành viên của một tổ chức quốc gia tiên tiến – một hình thức tổ chức đã được thử thách trong nhiều thế kỷ qu

    ReplyDelete
  11. Bài viết của tác giả La Thành có cùng ý với anh CWN:
    Bauxite Tây Nguyên: Phép thử phản xạ tự vệ của quốc gia Việt
    Tác giả: La Thành
    http://www.talawas.de/
    Trích vài đoạn: "chính thể toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và luôn luôn được duy trì chủ yếu nhờ các thế lực bên ngoài. Từ sự thật mang tính nguyên lí này, sẽ không có khả năng đại dự án khai thác bauxite bị lật ngược. Chính phủ Việt Nam đang và sẽ làm bauxite bằng mọi giá”.
    "Ở một đơn vị lớn của quân đội đóng trên địa bàn Hà Nội, những cuộc họp chi bộ Đảng hằng tháng gần đây đã biến thành những xêmina sôi nổi xung quanh chủ đề bauxite Tây Nguyên. Một vài sĩ quan đã không ngần ngại phát biểu công khai: Chúng nó đang bán nước, Thái độ khiếp nhược, nô lệ của giới cầm quyền trước nước lớn phương Bắc đã được đem ra mổ xẻ. Có ý kiến cho rằng sự thần phục và những nhượng bộ của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc trong nhiều năm qua là bất khả kháng, thậm chí là lựa chọn khôn ngoan duy nhất của một nhược quốc không may có chung đường biên giới với Trung Quốc. Bác lại ý kiến này, nhiều người đã đưa ra những phản đề đầy sức thuyết phục. Một trong những phản thí dụ điển hình nhất là ứng xử đối với Trung Quốc và đối với các cường quốc nói chung của ban lãnh đạo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, quốc gia có vị thế địa chính trị và ý thức hệ tương đồng với Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng trong suốt nửa thế kỉ tồn tại của chế độ cộng sản Bắc Hàn, các nhà độc tài Kim Il Sung và Kim Zhong Il ở đây - mặc dù khét tiếng về hạnh kiểm nhân quyền đối với nhân dân của họ - chưa bao giờ tự coi mình là những hầu tước của triều đình Bắc Kinh, bất chấp món nợ xương máu mà chế độ của họ từng mắc phải với Trung Quốc hồi thập niên 1950"
    "Lê Đức Anh mở rộng thêm:Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” [Tài liệu đã dẫn, Chương 14: "Thành Đô là thành công hay thất bại của ta?]"
    "Tháng Mười Một 1991, Đỗ Mười lên đường đi Hoa Lục trong một lịch trình thăm thú dông dài. Ở Bắc Kinh, mặc dù được tiếp đón không mấy vồn vã, Mười vẫn lao đến ôm hôn Giang Trạch Dân, không một chút tự trọng. Khi những cuộn băng hình ghi lại chuyến đi được phát trên ti-vi Hà Nội, nhiều người đã không khỏi sượng sùng trước cảnh Tổng Bí thư Việt Nam lăn xả vào vòng tay của ngay cả một viên bí thư huyện uỷ của Trung Quốc, đến nỗi một quan chức tháp tùng phải níu tay kéo lại"
    "... chế độ Xô-viết là chế độ được xây dựng trên nguyên tắc phản-chọn-lọc. Nó không chỉ tiêu diệt những người ưu tú nhất, mà (điều này quan trọng hơn) còn liên tục cất nhắc những kẻ tồi tệ nhất. Quá trình chọn lựa kéo dài hơn một nửa thế kỉ những kẻ xấu xa nhất đã dẫn đến kết quả là không những nhóm lãnh đạo chính trị chóp bu mà cả ở những nấc thang thấp hơn của kim tự tháp quyền lực đều chỉ là những kẻ chẳng ra gì.” [Sergey Kirilov, "Về giới trí thức Nga", bản dịch tiếng Việt của Phạm Minh Ngọc]"
    "... đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của Liên Xô? - Sự suy đồi đạo đức, có lẽ vậy. Y như thời kì cuối của Đế quốc La mã, nếu anh từng quan tâm đến. Vào thời gian cuối của Liên Xô, xã hội xô-viết giống như một cái thùng sắt tây rỗng tuếch. Quân đội thì vẫn còn một chút nanh vuốt nào đấy, nhưng mọi thứ khác đều đã thành vô dụng và nhạt thếch. Nạn nhũng lạm lây lan như dịch hạch, trở thành nguồn sống và môi trường sống cho mọi người. Trọn một thế hệ đã sinh ra, được dưỡng dục và trưởng thành trong đó. Cuối cùng thì điều không tránh khỏi là chỉ cần một cú chọc bất kể theo hướng nào cũng sẽ khiến cái vỏ rỗng kia bẹp dúm vào trong. Không ai biết chắc sai hỏng bắt đầu từ đâu. Có thể là từ những năm tháng sơ khởi đẫm máu của chế độ: thói độc đoán và lạm dụng bạo lực đã in hằn vào dân chúng tình cảm bất tín và căm ghét chính quyền
    Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia - dân tộc

    ReplyDelete
  12. Chuc Mung Viet Nam

    ReplyDelete
  13. Yêu Đảng-Chống Mỹ17 May 2009 at 04:43

    Bài viết chưa dài đâu, bác Change ngừng bút sớm quá.
    Nhưng mà bác này, đừng lạc quan quá. Chả bít bác có thống kê về tỉ lệ những người biết/không đồng tình với vụ bô xít ở chỗ bác hay không, chứ ở quê em Hà Lội 1 thì 100 người chỉ cỡ 30 người biết đến vụ khai thác này, trong đó giỏi lắm đc 5-7 người không đồng tình, lý do là ô nhiễm môi trường, chứ họ không hề biết đến yếu tố Tàu Khựa.
    Em nghĩ lại rồi, dân VN vốn sinh ra để làm trâu ngựa cho hoặc ngoại bang hoặc vua chúa, chứ chưa có khả năng cũng như tư cách thay đổi đc chính trị theo hướng tích cực đâu. Để mà thay đổi chính trị đc diễn ra, thì hoặc là Tàu Khựa sụp đổ, hoặc là có thằng ngoại bang nào đó cài được người vào bộ chính trị. Cả 2 cái này ắt sẽ có cái xảy ra nhưng nhanh nhất cũng phải vài trăm năm nữa bác ạ.
    Bác học rộng, hiểu nhiều, quan hệ tốt, có thể dựa vào đó mà làm giàu được đấy. Là em thì em đợi cái Blog này được 1 triệu lượt truy cập là em bán lấy tiền đi xem múa khỏa thân!
    Chúc bác vui vẻ.

    ReplyDelete
  14. Mời các bạn đọc loạt bài về lãnh đạo Việt Nam để thấy rõ hơn thực trạng đất nước ta hiện nay.

    ReplyDelete
  15. Nông Thị Nở17 May 2009 at 18:34

    Oái, chết cha

    ReplyDelete
  16. Change We need17 May 2009 at 18:36

    Shinra, em cũng giỏi chuyển hướng và né tránh đấy chứ, từ việc bô xít em muốn chuyển thành dân chủ nhân quyền có vẻ hơi lạc đề. Những người như em (theo kiểu Đảng muốn) thì còn nghĩ được gì khác ngoài việc cầu viện đến ngoại bang, đúng là một số lượng không ít hiện nay có suy nghĩ như vậy và đó là hậu quả của Đảng đấy.

    ReplyDelete
  17. Gol Fi Toc' Xu`17 May 2009 at 19:18

    Bac Change, liệu có đúng không bác? Cầu trời ban bình anh cho bác Sáu và bác Sang! Lòng dân đã sẵn, chỉ đợi minh tinh xuất hiện!

    ReplyDelete
  18. Giai đoạn cuối17 May 2009 at 20:54

    Tui không bênh Shinra . Xem ra "lý luận học vấn và hiểu biết" của Shinra xem chừng "uyên bác" hơn ông Mạnh và ông Dũng nhiều lắm . Theo tui Shinracũng có thể đứng vào hàng ngũ....Minh chủ rùi. He....he

    ReplyDelete
  19. Change We need17 May 2009 at 21:14

    Shinra, anh đã từng nói trên blog là anh sẽ theo phò những ai có khả năng mang đến thay đổi tốt đẹp. Làm được như thế đã tốt rồi. Những việc khác em đề cập anh không trao đổi nữa, vì nó kém thực tế.

    ReplyDelete
  20. Minh Loc Nguyen17 May 2009 at 22:06

    Ten Shinra an noi chu kit', cho den cuoi thu ta cho se cho bit' the nao` la "troi` cao da^t' day`"

    ReplyDelete
  21. Tô hy vọng vụ bauxit có thể ngừng hoàn toàn vì vấn đề môi trường sẽ cực kỳ nghiêm trọng, nhất là nước sinh hoạt cho toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cũng e rằng nếu những thành phần cấp tiến không cùng nhu vì đất nước, chỉ cần một sơ suất nhỏ bọn tham quyền cố vị trong DCS có thể yêu cầu "người hàng xóm" can thiệp. Lúc đó chẳng biết tương lai dân tộc này sẽ đi đến đâu??

    ReplyDelete
  22. Thực ra những người có quan tâm đến tình hình đất nước đều biết, đặc biệt trong các cơ quan công quyền mọi người đều biết nhưng có dám ủng hộ hay không lại là chuyện khác. Còn ở các công ty, các khu CN, nhiều người không có điều kiện quan tâm. Cũng có một số người khi dược người khác đề cập đến thì sợ liên quan nên không quan tâm, đó chính là do chính sách ngu dân mà DCS đã rất thành công trong gần thế kỷ qua. Cứ xem Đảng liên tục tuyên truyền bây giờ là thời kinh tế tri thức nhưng hiện nay tìm mỏi mắt cũng không thấy những tri thức uyên thâm như Tạ Quang Bửu, Phạm Duy Nghĩa, Tôn Thất Tùng... của 50 năm trước.

    ReplyDelete
  23. Yêu Đảng-Chống Mỹ17 May 2009 at 22:57

    Bác Change, em vốn nghĩ bác có thể là người đứng ra đảm nhận vai trò minh chủ trong khoảng 2-30 năm nữa, nhưng với cách mà bác phản hồi các comment của em thì em đâm ra nghi ngờ suy nghĩ của mình lắm. Em tự mình thống kê được những kết quả như vậy, tuy đáng thất vọng nhưng em nghĩ là nó có ích trong việc xác định tương lai của Việt Nam. Nó khiến em xóa bỏ hẳn ảo tưởng rằng dân chủ (hay ít ra là cải tổ chính trị) sẽ xảy ra trong năm 2010, và do đó em muốn xóa bỏ ảo tưởng của bác cũng như của những người khác, vốn chỉ "gia cát dự" dựa vào cảm tính là chủ yếu. Vậy mà bác trả lời em trịch thượng và hằn học như thể em là kẻ thù của dân chủ vậy. Rất buồn.
    Thôi, em không nói nữa, chỉ nhắc lại 3 sự thực mà lâu nay bác và nhiều người vẫn ảo tưởng:
    +Ghét đảng, ghét công an, ghét cán bộ, ghét tham nhũng... không có nghĩa là yêu dân chủ. Người ta có thể vừa chửi đảng vừa chửi Mỹ như thường.
    +Tỷ lệ biết đến các vấn đề chính trị (kể cả các vấn đề hầu như chỉ mang tính kinh tế và môi trường như Bô xít) không nhiều như bác nghĩ. Cùng lắm chỉ khoảng 30%
    +Tỷ lệ ủng hộ khai thác bô xít không phải là nhỏ.
    Chúc bác vui vẻ, em chờ đọc những bài viết sau của bác.

    ReplyDelete
  24. có thể hy vọng vào những nhân vật như 4S, 6F không? Chắc là không, những nhân vật này đang chờ cái giá hợp lý thôi, nếu họ thấy được giá, họ cũng bán thôi!

    ReplyDelete
  25. ma oi, dat nuoc con sao kho qua ne

    ReplyDelete
  26. Tôi không được lạc quan nhưng Mr. Change nên chỉ thấy xã hội đầy những người lươn lẹo như Shinra. Thế mới thấy "đảng ta" tài giỏi trong việc ngu dân. Từ năm 45 dến 54, khi maà nhà nước non trẻ phải dựa vào chủ nghĩa dân tộc để tồn tại đã có bao nhiêu trí thức uyên bác được thế giới kính trọng. Từ sau đó khi dựa hẳn vào thể chế cộng sản - một chủ nghĩa ngọai lai nửa phát xít nửa phong kiến, (Chủ nghiã Cộng sản chính là cong đường ngắn nhất dẫn đến chế dộ nông nô), hơn 55 năm trôi qua đội ngũ trí thức mới đã làm được gì. Cứ xem những Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu đến Dương Trung Quốc... không còn tinh thần độc lập, không còn tự do sáng tạo, trí thức chỉ còn là những kẻ bồi bút tầm thường. Những người còn chút lương tâm không màng đến "cơm thừa canh cặn" của DCS thì bị bức tử dần hoặc phải vượt biển để tồn tại. Nhiều người hy vọng sẽ có thể xây dựng một chế độ tôt hơn nhưng hiện tại tham nhũng đã thành quốc nạn. Tầng lớp tham nhũng, suốt ngày chỉ biết 50/50, rượu tây và gái rất đông, mong rằng những người có lòng với nhân dân hãy ẹp bỏ những mâu thuẫn nhỏ hành động một cách cẩn trọng để thu hút được sức mạnh dân tộc, thu hút được người tài thực sự góp phần vài tiến trình xây dựng một xã hội văn minh.

    ReplyDelete
  27. Yêu Đảng-Chống Mỹ18 May 2009 at 00:58

    Bác change, bác không hiểu thế nào là "nói đểu" à?

    ReplyDelete
  28. Yêu Đảng-Chống Mỹ18 May 2009 at 01:29

    Nhưng còn việc bác quá lạc quan là em nói thật. Thực tế thì vụ bô xít không được nhiều người biết đến và "sục sôi giận dữ" như các bài viết trên mạng về chủ đề này. Và theo em thấy thì số người ủng hộ khai thác bô xít là không hề nhỏ. Em đã thử thăm dò về mức độ hiểu biết vấn đề bô xít và yếu tố trung quốc trong giới sinh viên, và kết quả là không có ai biết gì về vụ bô xít hết! Có thể việc thăm dò lấy mẫu của em chưa mang tính thống kê nhưng trong khả năng của mình em chỉ có thể kín đáo hỏi dò độ hơn 50 người qua nhiều thời điểm khác nhau mà thôi. Các đối tượng khác ngoài sinh viên thì cực kỳ khó thăm dò nhưng em cũng đã làm thử và kết quả cũng chỉ khoảng 1/4 số người có biết đến mà thôi. Kết quả là như vậy, bác đừng thất vọng quá. Người già thì chắc là biết nhiều đấy, chứ học sinh, sinh viên, công chức nhà nước, nhân viên công ty...thì họ không có thời gian để ý đến chuyện đó đâu.
    Trước đây em cũng nghĩ là VN sẽ sớm có dân chủ thôi, vì đi đâu cũng thấy người ta chửi bọn cán bộ, công an như chửi chó. Nhưng em nhầm, ghét cán bộ, ghét quan chức, ghét công an không có nghĩa là có tư tưởng dân chủ. Hầu hết những người em kể ở trên đều sẵn sàng chửi Mỹ, chửi châu Âu, chửi BBC, CIA... bât cứ khi nào có thể. Thật tình em không hiểu nổi não trạng của họ hoạt động thế nào. Khi đọc báo thấy các tin về tham nhũng, tiêu cực, thi công chậm tiến độ...thì bảo đảng toàn nói láo, nói một đằng làm một nẻo. Nhưng khi đọc các tin tức của đảng nói về "bọn phản động", "bọn Mỹ", "bọn CIA",...thì lại tin sái cổ như thể đảng chưa bao h nói láo, bịa đặt vậy. Kết luận của em là họ đã bị tê liệt mất dây thần kinh phản biện trong đầu rồi.
    Vì thế minh chủ mà bác nói nếu có sắp xuất hiện thì em dám cá cược là sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả. Chính trị VN không thể thay đổi chỉ dựa vào "minh chủ", mà chắc chắn yếu tố ngoại bang mới là quan trọng nhất. Mong bác đừng mang cái lòng tự hào dân tộc hão ra để mà giận dỗi với em khi nghe em nói là dân VN xứng đáng làm trâu ngựa suốt đời cho bọn vua chúa. Kiếm tiền rồi lượn sang nước khác mà sống, như vậy không phải là quay lưng lại với dân tộc. Em đã mất 2 năm để thuyết phục người ta tin vào các giá trị dân chủ, để rồi đại đa số đều quay lưng lại với em, nói em "bị nhồi sọ bởi tư tưởng Âu Mỹ", "dân chủ quá đà", thậm chí bảo em "phản động" cũng có. Vậy là người ta tự quay lưng lại với dân chủ, như thế có xứng đáng được em quay lưng lại không?

    ReplyDelete
  29. Tôi nghĩ VN ta để làm được một đêm như Liên Xô và Đông Âu quả còn dài. Mặc dầu lòng người đều oán hận chế độ này nhưng kết hợp lại thành một sức mạnh để quật khởi thì còn khá lâu đấy (nếu không có một động lực lớn nào tác động đến). Đang đợi một minh chủ đấy Bác Change We need ạ.

    ReplyDelete
  30. Những tín tức này không biết có bao nhiêu % là thật, nhưng thấy có gì đó logic với những thông tin chính thống. Việc thichs đọc nhuãng bài của Change còn là vì tính "tò mò"! Chuyện hậu cung luôn hấp dẫn đám dân đen mà!

    ReplyDelete
  31. Chính sách ngu dân của ĐCSVN được áp dụng thành công trong những năm qua, nhờ họ nắm truyền thông và an ninh. Nhưng từ khi internet cánh tay phải đã yếu đi nhiều. Những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước biết sử dụng internet sẽ tìm thấy sự thật bị lấp liếm. Chỉ cần đất nước có nhiều người như CWN em tin chắc chắn sự thay đổi sẽ diễn ra sớm.
    2010 là năm vong của ĐCS
    2020 là năm tận....

    ReplyDelete
  32. Minh Loc Nguyen18 May 2009 at 02:53

    Shinra chuẩn bị "mở tròn con mắt" mà xem "lục thất nguyệt gian" nhé. Công thức là (6+7)n + 10; n = 5. Tính toán đi nhé.Còn vì sao thì "hạ hồi phân giải". Mà hơi đâu phải nói với những người như Shinra, đừng quá bất ngờ khi bừng tình đọc một bài báo và thấy ân hận nhé.

    ReplyDelete
  33. Thay đổi nhưng liệu chúng ta lại đi vào vết xe đổ?
    VN ta mỗi khi nước có biến đều có những vị Anh Hùng Dân Tộc đứng lên khởi nghĩa và bình định đất nước...lịch sử đã chứng minh điều này.
    cũng có những vị như Vua Quang Trung thực sự là Anh Hùng dân tộc nhưng sự nghiệp quá ngắn ngủi khiến nước ta lại loạn lạc.
    cũng có những vị cũng với danh nghĩa là giải phóng dân tộc chấn hưng dân tộc để xây dựng triều đại như ngày nay nhưng thực ra cổ dân tộc VN thay vì được tháo cùm nay lại thêm vài cái gông nặng.
    Tại sao dân Vn ta không thể tự quyết cho tương lai mình như các nước phương Tây hay Âu chẳng hạn mà chúng ta cứ mãi khắc khỏai mong chờ 'leader' - để rồi tương lai chúng ta phụ thuộc vài những người này, chúng ta sống như được ban ơn của họ - lịch sử hơn 50 năm qua đã nói lên tất cả.
    Nay trước tình thế nguy ngập cơ hội để canh tân đất nước này sẽ vào tay ai? dân VN hay 1 "leader' nào đó?
    liệu rằng sau những biến cố này chúng ta lại tiếp tục đi vào vết xe đổ hơn 50 năm nay chăng?
    theo bác Change và các bạn liệu anh 6P và anh 4S sẽ làm gì "giả sử" họ làm nên cuộc...khi chính họ là những người luôn kêu gọi kiên trì mác-lê, kiên quyết duy trì điều 4 hiến pháp...liệu ta có nên tin chăng?
    hoặc giả 'nếu' họ làm nên chuyện - họ có dám đứng hản về nhân dân , dân tộc không họ có dám từ bỏ con đường XHCN đang xây dựng không?
    (nếu họ thực sự anh minh và không nhúng chàm - cái này quá khó cho dvdcs chúng ta - thì đây là phước lớn cho dân tộc còn nếu họ là những người có "ân óan" với đời bởi CNXH thì theo tôi không bao giờ họ từ bỏ con đường cũ...)
    Bác Change và các bạn có lẽ có nhiều thông tin và am tường hơn xin cho 1 lời đáp.

    ReplyDelete
  34. Chỗ em công ty 100 người mà chỉ có 2 người biết.

    ReplyDelete
  35. Haiiizzzzzz.......nước Việt!!!

    ReplyDelete
  36. Haiiizzzzzz.......nước Việt!!!

    ReplyDelete
  37. Haiiizzzzzz.......nước Việt!!!

    ReplyDelete
  38. Cảm ơn bài viết đã phân tích rất hay. Bọn tay sai bán nước thật đáng nguyền rủa!!!

    ReplyDelete
  39. Nông Thị Nở19 May 2009 at 05:09

    Một dự án đầu tư khoảng 4 tỷ đô Mỹ, trong đó công ty Trung Quốc chiếm phần lớn gói thầu để thăm dò, quy hoạch vùng khai thác bauxite ở miền nam tỉnh Champassak và tỉnh Attapeu của Lào, và tiến tới xây dựng nhà máy tinh luyện alumina ở Attapeu. Hợp đồng đã được ký kết vào 09/2008 và còn chờ Quốc Hội phê chuẩn.
    Attapeu là một tỉnh của Lào nằm trong khu vực 'ngả ba biên giới', tiếp giáp với tỉnh Kon Tum của Việt Nam và Ranatakiri của Cam-pu-chia. Ba tỉnh này đều tiếp giáp với nhau nên gọi là 'ngả ba biên giới'. Từ trung tâm thị xã Kon Tum đến trung tâm tỉnh Attapeu chỉ cách nhau có 180km.
    Đã có thể nhìn thấy thêm một nguy cơ hiển hiện, hai mặt giáp công vào vùng Tây Nguyên yếu huyệt.
    Bauxite Việt Nam
    Theo http://www.bauxitevietnam.info/tienganh/090517_laosbauxitebuiltplant.htm

    ReplyDelete